Trà xanh Nhật Bản đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Kể cả từ “Matcha” – tên của một loại trà xanh Nhật Bản, cũng đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Lần này, thay vì giới thiệu về các loại trà xanh của Nhật Bản, tôi sẽ giới thiệu ngắn gọn về lịch sử phát triển của nghệ thuật Trà Đạo của Nhật Bản.
Du nhập từ Trung Quốc kể từ thế kỷ 13, văn hóa uống trà ban đầu chỉ được sử dụng phổ biến trong giới nhà sư hay giới Samurai cao quý của Nhật Bản. Phải đến thế kỷ 16, trà xanh mới trở thành một thức uống phổ biến. Cũng trong giai đoạn đó, Sen No Rikyu đã sáng tạo ra nghệ thuật Trà Đạo mà chúng ta biết ngày nay.
Nghệ thuật Trà Đạo cần phải được chuẩn bị kĩ lưỡng và tuân theo 4 nguyên tắc sau:
- Sự tinh khiết
- Sự bình yên
- Sự tôn trọng
- Sự hòa hợp
Hay còn được gọi tắt là和敬清寂 wakeiseijaku, có nghĩa là Hòa – Kính – Thanh – Tịch.
Trà Đạo không phải là một loại nghệ thuật ai cũng có thể thực hiện được. Ngoài Trà Đạo, nghê nhân Trà Đạo còn phải thông thạo về cả những loại nghệ thuật khác liên quan như thư pháp, nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản Ikebana, văn hóa Kimono… Cho đến tận cuối thế kỷ 19, Trà Đạo vẫn chỉ được phục vụ riêng cho nam giới và lí do đằng sau khá đơn giản. Khi đó, đối với giới Samurai, Trà Đạo là một nơi an toàn, mà họ có thể tránh xa các trận chiến, trao đổi suy nghĩ và nói chuyện một cách thoải mái. Kể từ thời đại Minh Trị trở đi, kỷ nguyên của giới Samurai kết thúc. Từ đó, nữ giới đã dần dần tiếp nhận, duy trì và phát triển loại hình nghệ thuật này. Cho đến hiện tại, vẫn có rất nhiều nữ nghệ nhân đang tiếp tục duy trì nghệ thuật Trà Đạo.